Sự sáng tạo dựa trên sự tò mò và cởi mở. Sự tò mò thúc đẩy bạn đặt câu hỏi và cảm nhận - tìm kiếm các mẫu, quan hệ nhân quả và cơ hội cũng như nỗ lực để thu hẹp khoảng cách giữa những gì bạn biết và những gì bạn không. Nhưng sự tò mò không giới hạn có thể khiến bạn lạc lối theo hai cách. Bạn có thể bị cuốn xuống hang thỏ với đủ mọi ngóc ngách và đánh mất mục đích ban đầu của mình. Hoặc bạn có thể trở nên sa lầy trong suy nghĩ, cố gắng lên kế hoạch cho mọi trường hợp bất thường.Cởi mở với những kinh nghiệm và ý tưởng mới truyền cảm hứng cho bạn để đặt câu hỏi Điều gì xảy ra ….. nếu? câu hỏi và kết nối các dấu chấm giữa các khái niệm hoặc lĩnh vực không liên quan. Nhưng sự quá mức có thể khiến bạn chuyển từ ý tưởng này sang ý tưởng khác hoặc oanh tạc bạn bằng những chi tiết không liên quan.Để đảm bảo rằng sự sáng tạo của bạn vẫn là một nguồn nhiên liệu hữu ích thay vì sự phân tâm nguy hiểm, bạn có thể:
Nhận ra thời điểm nguy hiểm lớn nhất.
Thách thức lớn nhất trong việc kiểm soát sự tò mò và cởi mở xảy ra khi bạn chuyển từ suy tư sang hành động - thời điểm mà bạn không đủ khả năng để bị phân tâm. Đây có thể là một cuộc đấu tranh ngay cả đối với các doanh nhân thành đạt.
Lấy Elon Musk làm ví dụ. Sau khi gây dựng sự nghiệp của mình với tư cách là một doanh nhân phần mềm, ông thành lập SpaceX vào năm 2002, nhằm mục đích giảm chi phí du hành vũ trụ đủ để một ngày nào đó có thể chiếm đóng sao Hỏa. Khi ông khởi động dự án và bắt đầu hoạt động - chuyển sang giai đoạn hoạt động - thì dự án tạo ra một chiếc xe chạy bằng điện đã thu hút sự chú ý của ông. Ông đã đầu tư vào Tesla, trở thành chủ tịch và dẫn đầu các nỗ lực gây quỹ của công ty.
Musk thừa nhận rằng trí tưởng tượng hoạt động quá mức của ông vừa là một lời nguyền vừa là một điều may mắn. “Nó giống như một vụ nổ không bao giờ kết thúc,” ông chia sẻ trên tờ The Joe Rogan Experience. Nó cũng khiến việc duy trì sự tập trung vào hai dự án hàng đầu của ông trở thành một cuộc đấu tranh. "Ưu tiên thường là do tuyệt vọng, chứ không phải là sự lựa chọn." Bài học rút ra cho các nhà đổi mới là chính sự ham học hỏi và tư duy mở rộng thúc đẩy sự sáng tạo cũng có thể khiến bạn quá ôm đồm, không chỉ gây nguy hiểm cho công việc kinh doanh mà còn gây nguy hiểm cho chính cá nhân của bạn.
Đặt giới hạn cho sự tham gia của bạn
Nhận biết xu hướng khiến sự sáng tạo làm bạn phân tâm chính là bước đầu tiên để khai thác nó. Bạn có thể chống lại nó bằng cách hạn chế sự tham gia của bạn vào các giai đoạn thử nghiệm và thực hiện dự án của bạn. Jimmy Wales ngộ ra rằng tài đưa ra những ý tưởng mới của ông không nhất thiết giúp ích gì cho đến khi phải thực hiện chúng. Khi được phỏng vấn, ông cho biết “cả Wikipedia lẫn Wikimedia (nền tảng mẹ) đều có một giám đốc điều hành thực sự điều hành mọi thứ hàng ngày. Còn tôi cố gắng không trở thành điểm nghẽn trong bất kỳ quá trình nào”.
Wales giữ vai trò tương tự trong các vụ liên doanh khác của ông ấy, chẳng hạn như Fandom và WikiTribune. Ông thường đóng vai trò như một chất xúc tác hơn là một nhà lãnh đạo truyền thống. Ông giải thích: “Điều này cho tôi tự do ra ngoài và “truyền giáo”. Đây là những thứ tôi giỏi: nói chuyện với mọi người và khiến mọi người hào hứng với công việc của chúng tôi” Điều này không có nghĩa là sự sáng tạo không có vai trò gì trong các giai đoạn đổi mới sau này. Nhưng phải ở mức vừa phải chứ không nên thái quá.
Tranh thủ đối trọng
Một lựa chọn khác là tìm một đối tác có thể bù đắp cho sự sáng tạo của bạn. Wales đã thuê Sanger để đưa ra tư duy tuần tự và tính chặt chẽ cho các liên doanh bách khoa toàn thư của ông ấy. Steve Jobs đã chọn Tim Cook, một người thực dụng trầm tĩnh, kiên định làm tấm lá chắn cho sự sáng tạo tràn lan của mình.
Tất nhiên, không phải tất cả các nhà đổi mới đều có thể chỉ thuê hoặc đề bạt ai đó làm đối trọng. Đối với những người làm việc trong một tổ chức lâu niên, giải pháp có thể là tìm kiếm quan điểm của đồng ghiệp. Quay trở lại ví dụ của Sasson, ông đã quá nhiệt tình đến mức không lùi lại một bước để phân tích sự đổi mới của mình dựa trên mô hình kinh doanh hiện có của Kodak và điều chỉnh bài thuyết trình của mình nhằm giành được sự ủng hộ của các sếp. Nếu ông cân bằng được sự phấn khích của mình với thông tin đầu vào từ bán hàng hoặc tiếp thị, thì ông đã có thể đã tạo ra một màn chào hàng hấp dẫn hơn nhiều.
Kiên trì và bền bỉ để tăng tốc
Kiên trì - đòi hỏi sự kết hợp của yếu tố bền bỉ và đam mê - là một phẩm chất cốt lõi khác cần để phả hơi thở cuộc sống vào những ý tưởng lớn. Đối với sự sáng tạo, nếu không có sự kiên trì bạn rất dễ không kiềm chế được con ngựa bất kham này.
Demis Hassabis, người sáng lập công ty khởi nghiệp DeepMind tiên phong trong lĩnh vực AI, coi sự kiên trì là tiền đề cho các doanh nhân. Ông chia sẻ "Bạn phải vượt qua những rào cản đau đớn thì mới đạt tới những điều hữu ích". Niềm đam mê làm tăng sự bền bỉ bằng cách duy trì năng lượng của bạn giữa sự thất bại và nghi ngờ. Nhưng nếu không kiềm chế, thì nó có thể làm cản trở tư duy phản biện.
Xác định điều gì quan trọng nhất - và để những thứ khác ra đi
Động lực không giới hạn có thể khiến bạn kiên trì theo đuổi một mục tiêu cuối cùng hoặc nhắm vào một mục tiêu không thể đạt được. Trước khi ra mắt DeepMind, Hassabis đã thành lập một công ty trò chơi được xây dựng trên nền tảng thành công của Theme Park, nơi ông là lập trình viên chính và là người thiết kế mã. Ông bắt đầu tạo ra một trò chơi xây dựng quốc gia ngay từ sơ khai, với không có giới hạn nào bị cấm. “Tôi muốn tạo ra các công cụ đồ họa mới, công cụ AI mới… tạo ra một tuyên bố nghệ thuật,” ông nhớ lại.
Thành quả là Republic đã phải mất thời gian dài gấp đôi so với dự kiến, chỉ thể hiện một phần nhỏ so với tầm nhìn ban đầu và nhận được những đánh giá khá thờ ơ. Nó tạo lợi nhuận cho nhà xuất bản của nó chứ không bao giờ cho Hassabis. Ông thừa nhận “Chúng tôi đã quá ôm đồm”.
Cam kết đột phá
Bản chất đắm chìm của sự đổi mới có thể khiến bạn xa rời thực tế, nó cũng khiến bạn bỏ qua các mối quan hệ thân thiết vốn đóng vai trò là nguồn nuôi dưỡng quan trọng. Bạn có thể xa lánh nhóm hỗ trợ cá nhân của mình - cái mà Kohlrieser gọi là cơ sở an toàn của bạn - vì sự nhiệt thành của bạn có thể khiến bạn trở nên khó tiếp cận và ít sẵn sàng lắng nghe hơn.
Cách khắc phục thông thường là dành thời gian để nghỉ ngơi và suy ngẫm. Nhưng ý định làm như vậy thường sụp đổ khi áp lực tăng lên. Những lợi ích trong tương lai của việc nghỉ ngơi ngay bây giờ không thể cạnh tranh với lợi ích tức thì của việc giải quyết vấn đề mới nhất của bạn - một thành kiến mang tính nhận thức được gọi là chiết khấu đường cong hyperbol (Trong kinh tế học, chiết khấu hyperbol là một mô hình chiết khấu trì hoãn không nhất quán về mặt thời gian). Theo thời gian, bạn có thể đánh mất không chỉ sức khỏe và hạnh phúc của mình mà còn mất mọi cơ hội định hướng lại cách tiếp cận của bạn.
Biết rằng bạn có thể chống lại việc “tạm dừng” khi cần thiết nhất, bạn có thể cương quyết chặn trước bằng cách lên lịch nghỉ và yêu cầu người khác giữ bạn lại với họ. Nói một cách tổng quát hơn, bạn có thể chia sẻ với nhóm của mình rằng niềm đam mê và sự quyết tâm của bạn đôi khi làm bạn trở nên quá tải. Bạn có thể yêu cầu họ nêu ra quan điểm và sự linh hoạt mà bạn dễ có khả năng đánh mất. Dựa vào những nhận xét này để giúp bạn đặt câu hỏi về các giả định của mình, hình dung các giải pháp thay thế và có thể xoay chuyển hoặc cắt giảm những mất mát của bạn. “Hãy chú ý đến những phản hồi tiêu cực, đặc biệt là từ bạn bè,” Elon Musk nói trong một bài nói chuyện trên TED. “Hầu như chẳng ai chú ý nhưng thực ra những phản hồi tiêu cực lại vô cùng hữu ích.”
Kết luận
Khi theo đuổi ý tưởng đột phá của mình, bạn sẽ trải qua những giai đoạn lo lắng, bối rối và sự chán nản có thể làm ngưng trệ những nỗ lực của bạn. Vào những thời điểm khác, khi các tín hiệu trở nên tích cực, bạn có thể sẽ bị cuốn theo một cách mù quáng. Những ví dụ về các nhà đổi mới nổi tiếng trong bài viết đã chứng tỏ rằng bản thân họ cũng phải học cách đối phó với những vòng xoáy cảm xúc này. Họ đã phải tận dụng những phẩm chất tốt nhất của mình cũng như củng cố hoặc khắc phục những thiếu sót của họ.
Dù điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì, bạn chỉ có thể quản lý chúng nếu bạn biết chúng là gì. Nghiên cứu về khả năng lãnh đạo cho thấy rằng thiếu nhận thức về bản thân không chỉ có nghĩa là những điểm yếu có thể đẩy bạn đi chệch hướng; nó cũng có thể biến điểm mạnh thành lối mòn.Bạn phải chú ý đến cách suy nghĩ và hành vi theo thói quen của mình, những xu hướng ngoại lai và thói quen xấu, bạn cần xác định xem điều gì mang lại cho bạn năng lượng và điều gì khiến bạn thất vọng. Được trang bị những thông tin chi tiết đó, bạn có thể liên hệ để nhận phản hồi hoặc cố vấn để được hỗ trợ trở thành một phiên bản tốt đẹp hơn của chính bạn.
Bản tin “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, Số 27.2022 (ntbtra)